– Tao Phong đây, có tin gì về Lam Ngọc chưa?
– Vẫn chưa nên mới gọi mày nè, mấy đứa kia về hết rồi chỉ có mỗi tao, bé Phương còn ở lại được thôi! Mày chưa tìm được Lam Ngọc nữa à?
– Chưa, tao chẳng biết tìm chỗ nào nữa?
– Mày nhớ kĩ lại xem, chỗ mà Lam Ngọc thường lui tới hay đại loại thế!
Thú thật, ngoài mỗi cái trung tâm thể thao này ra còn chỗ nào Lam Ngọc lui tới thường xuyên nữa đâu. Bây giờ bất chợt kêu tôi nghĩ ra một nơi nàng thường lui tới quả thật tôi chẳng thể nghĩ ra nơi nào hơn ngoài cái trung tâm văng tanh này. Nhưng khi nhìn thấy một đôi tình nhân với bó hoa đang cầm trên tay đi ngang, một hình ảnh quen thuộc từ thuở nào bỗng lóe lên trong đầu tôi.
Ngay tức khắc:
– Tao nhớ chỗ nào rồi, gặp mày sau!
Không để nó kịp trả lời điện thoại, tôi vội phóng lên chiếc xe đạp phi nhanh về nơi đã hiện thoáng qua trong đầu tôi lúc nãy.
Tôi không chắc về nơi này lắm, nó chỉ là một góc nhỏ trên đường chưa chắc gì Lam Ngọc đã nhớ tới. Nhưng biết đâu, bây giờ tôi không thể bỏ bất cứ manh mối nào dù là nhỏ nhất về nàng cả, vì thế tôi cứ cấm đầu đạp mặc cho những giọt mồ hôi cứ chảy xuống mắt tôi cay xè vì mệt.
Đường phố giờ này đã vắng hơn lúc nãy do phần đông người đã về nhà mừng tết cũng gia đình sau khi ngắm đã pháo bông hả hê, điều này khiến cho tôi có thể chạy nhanh hơn đến chỗ đó mà không gặp một chút trở ngại nào.
Cuối cùng sau một hồi đạp xe không ngừng nghỉ, tôi cũng đã đến nơi cần đến. Nhưng tôi không thấy mệt là bao, chính xác hơn đã quên cảm giác mệt đi từ lúc nào rồi. Đó là vì giờ này hình ảnh đó, hình ảnh cô gái ngồi co quắp vào một góc ở cái mái hiên quen thuộc đang đập vào mắt tôi đến ngỡ ngàng. Không sai đi đâu được, cho chính là Lam Ngọc, từ mái tóc cho đến trang phục. Nàng đang ngồi gục mặt ở cái mái hiên ngày nào bọn tôi còn trú mưa chung, vậy ra nàng vẫn còn nhớ đến nơi này sao?
Không thể suy nghĩ thêm, tôi vội chạy đến chỗ nàng ngay:
– Nè Ngọc, sao lại ngồi ở đây?
– Hở?
Khi nàng ngước mặt lên, một luồng hơi men phả ra trước mặt tôi thật nồng nặc. Ắc hẳn nàng uống rất nhiều, hai má nàng đỏ lên thấy rõ.
Nàng nhăn nhó nói với tôi như đang nói mớ:
– Ưm, lạnh… buồn!
– Ngọc nói gì vậy? Sao người nóng hổi thế này?
– Lạnh… buồn!
– Nhìn vào mắt Phong này, có nghe Phong nói không?
Nhưng khi nhìn thẳng mắt nàng, tôi phải sững sốt vài giây trước khi nhận ra đây không còn là đôi mắt đày khí chất của nàng thường ngày nữa, nó bây giờ khác quá cứ xa xăm như vô hồn.
Đây chẳng phải là triệu chứng của chứng bệnh mà dì vú của nàng thường nói hay sao, ắc hẳn nàng đã gặp phải một việc gì đó khiến tâm lý bị áp chế dẫn đến việc tái phát bệnh, vậy phải làm gì đây chứ, nếu nàng cứ bị như thế tôi chẳng thể nào đưa nàng về nhà được. Nhìn đôi má đỏ ửng vì say mà tim tôi cứ nhói lên không thể nào chịu đựng nổi. Cuối cùng bất chấp những người đi ngang có nhìn như thế nào, tôi ngồi thụp xuống sát nàng, kéo nàng vào lòng mà vỗ về như một đứa bé mỏng manh cần được chở che.
Từng tiếng nấc, từng hơi thở nóng hừng đầy mùi rượu của nàng tôi đều có thể cảm nhận rõ. Giá như tôi có mặt trong buổi đi chơi của tụi thằng Toàn thì sự việc có lẽ đã không rắc rối như thế. Nhìn dòng người qua lại trong tiết trời se lạnh đêm xuân, tôi lại nhớ đến buổi tối hôm ấy, một buổi tối valentine đầy mưa gió. Lúc đó chúng tôi cũng trong tình thế như thế này, nhưng tôi mới chính là người được nàng ôm vào lòng do kiệt sức sau vụ té xe, vết sẹo mờ bây giờ vẫn có thể thấy rõ trên trán và chỉ chịu bị che khuất bởi mái tóc bù xù lúc bây giờ của tôi.
Bất chợt, một bàn tay ấm nóng bỗng đưa lên, sờ đi sờ lại vết sẹo trên trán rồi cất tiếng khe khẽ chỉ đủ để tôi có thể nghe được:
– Phong đến từ lúc nào vậy?
– Ngọc đã tỉnh rồi sao?
– Sao… Phong lại hỏi thế… có phải Ngọc lại làm gì đó rồi không?
– Ừ thì có chút chút thôi! Sao Ngọc lại ngồi ở đây, ngay cả điện thoại cũng không nghe máy!
– Ừ, thì Ngọc bị móc túi rồi!
– Sao cơ?
– Lúc trước giao thừa thấy khát nên Ngọc đi mua nước ngọt, uống được gần nửa chai thì thấy hơi choáng, rồi lúc sau có người đụng trúng Ngọc, khi kiểm lại túi thì không thấy điện thoại đâu nữa… Ngọc thoáng thấy bóng của thằng móc túi nên đuổi theo nhưng mà đầu óc cứ loáng choáng.
– Trời, rồi sao không về nhóm thằng Toàn!
– Ngọc… không muốn về…
Chỉ nói đến đó, hàng mi đen tuyên của nàng bỗng rũ xuống như minh họa cho cái thở dài đầy mỏi mệt của nàng lúc này.
Cả người nàng nóng ran, mồ hôi cứ rủ xuống hai bên trán ướt đẫm. Có vẻ Lam Ngọc đang bị sốt nhẹ, chắc là do phải dầm sương hàng giờ liền trong tiết trời se lạnh của mùa xuân nên mới ra nông nỗi này. Nhưng nếu không về nhà mọi chuyện sẽ trở nên rắc rối hơn, chưa kể nàng đã bị mất điện thoại rồi, biết đâu trong khoảng thời gian đó gia đình nàng lại gọi không được.
Nghĩ thế tôi khẽ khàng:
– Ngọc bị mất điện thoại rồi, hay là về nhà đi, kẻo mọi người trông!
– Nhưng…
– Để Phong chờ Ngọc về nhen, còn xe Ngọc tụi thằng Toàn sẽ chạy đến sau, được không?
– Ừm, tùy Phong… muốn chở đi đâu cũng được!
Dù biết chỉ là câu nói đùa vu vơ của Lam Ngọc nhưng mặt tôi cứ phải gọi là đỏ lên như nốc cả xị rượu đế vào người. Phải cố dữ lắm tôi mới có thể dìu nàng ngồi vào chiếc xe cà tàng của mình mà bắt đầu đi về nhà được.
Giờ này chỉ còn lát đát những cặp tình nhân đi với nhau trên đường đến thưởng thức cái không khí ngày tết đầu năm. Nơi thu hút người nhiều nhất lúc này ắc hẳn là những ngôi chùa lung linh đèn nến rồi. Đây là lúc người ta đi chùa xin quẻ cầu bình an đầu năm, đâu đó trên tay một số người đi đường còn có nhưng cành cây non, những chiếc túi đỏ nhỏ xinh mà người ta hay thường gọi là hái lộc đầu năm.
Nhìn quang cảnh nghi ngút thế này, tôi lại nhớ đến ngày tết năm trước, lúc mà tôi và Ngọc Lan đi chùa cùng nhau.
Đó là lần đầu tiên trong đời tôi xin xăm và cũng là lần đầu tiên tôi xin được một quẻ xăm hạ.
Kể từ lần đó tôi cũng chả buồn xin xăm nữa, phần vì chẳng tin mê tín cũng phần vì mỗi lần nhìn quẻ xăm tôi lại nhớ đến Ngọc Lan với phong bao lì xì mà nàng đã trao cho tôi ngày nào.
Nó vẫn chưa được mở ra, đã có lúc tôi rơi vào trạng thái tuyệt vọng nhưng vẫn chưa phải là tuyệt vọng nhất, thế nên cho đến nay nó vẫn nằm yên vị ở một nơi an toàn nhất trong chiếc tủ bàn học và chờ đợi được tôi mở ra vào một ngày nào đó, chí ít là không phải hôm nay.
Khi vừa xuống chân cầu Khánh Hội, tẻ vào đường Hàm Nghi là lúc ngôi nhà của Lam Ngọc hiện ra trước mắt. Do nàng còn khá yếu nên tôi phải một tay vừa dìu một tay vừa nhấn chuông cổng một cách khó khăn. Lát sau, dì vú của nàng cũng đủng đỉnh bước ra, nhưng khi thấy tôi đang dìu Lam Ngọc, dì vội chạy đến ngay:
– Ôi trời, tụi con lại cho cô chủ uống rượu bia nữa à?
– Dạ con xin lỗi!
– Không phải đâu dì, tại con tự uống chứ không ai ép hết đâu!
– Cô chủ đang mệt mà, vào nhà đã rồi nói!
Nói rồi dì dìu nhanh Lam Ngọc vào nhà làm tôi chẳng biết gì cũng lóng ngóng chạy theo nhưng đến cửa phòng nàng, dì vội quay lại:
– Con ở ngoài chờ xíu nhé, đợi cô chăm sóc cho cô Ngọc tý rồi hẳn vào.
Chẳng còn cách nào khác, tôi đành xui xị ngồi ngoài nhìn cánh cửa phòng khép lại mà trong lòng không khỏi tò mò pha lần một chút hụt hẫn. Đây có lẽ là lần thứ hai tôi vào nhà Lam Ngọc nhưng chắc là lần chính thức đầu tiên vì lúc trước tôi chỉ vào lén để hỏi thăm tình hình bệnh của Lam Ngọc mà thôi. Không gian bên trong chẳng thay đổi là bao ngoại trừ dĩa ngũ quả được đặt trên bàn thờ khói nghi ngút cộng với hai chậu mai vàng rực được bố trí trước cửa nhà cho ra không khí đầm ấm ngày tết.
Đi dạo một lúc quanh phòng khách, Tôi ngồi xuống chiếc ghế sa lông sang trọng được bố trí gần đó mà nhăm nhi vài miếng mức dừa. Cơ thể tôi giờ này có vẻ đã mệt, nó bắt đầu rệu rã kéo theo đôi mắt mỏi mệt lúc nào cũng muốn khép lại để kết thúc một đêm giao thừa có một không hai này.
Tuy nhiên khi đôi mắt tôi bắt đầu chùn xuống chuẩn bị cho một giấc ngủ thì tiếng của dì vú đã vang lên ở phía đối diện:
– Mệt rồi hả, làm phiền con quá!
– Dạ không đâu ạ, dì quá lời rồi!
– Ừm, cũng một phần nó đã bị sốt nhẹ rồi mà vẫn cứ nằng nặc đòi đi, không có con chắc mọi chuyện còn tệ hơn nữa!
– Dạ, mà ba của Ngọc đâu rồi dì?
Ba của cô Ngọc dạo này làm ăn không thuận lời nên cứ đi nhậu suốt, cả ngày hai người gặp nhau không quá hai lần, đau đầu lắm con à?
Ngay cả dì cũng không kềm nén được nỗi buồn trên mặt cứ thở dài ra trong khí xuân vẫn ùn ùn ngoài trời.
– Mà dạo này con có tìm cách chữa trị cho cô Ngọc không, sao thấy bệnh tình của cô chủ vẫn không giảm thiểu chút nào vậy?
– Dạ cũng có ạ, nhưng do không có thời gian nhiều…
– Ừm, cô Ngọc đỡ hơn rồi, con có thể lên phòng thăm được rồi đó!
Do chẳng còn gì để nói nên tôi cũng xin phép dì rồi rụt rè đi từng bước cầu thang dẫn lên phòng Lam Ngọc. Đây ắc hẳn là lần đầu tiên sau hơn 10 năm tôi lại bước vào căn phòng của Lam Ngọc rồi, chính thức luôn ấy chứ, tim tôi bây giờ đập cứ như muốn vỡ tung khi từng bước tiến vào phòng nàng.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Đời học sinh - Quyển 3 |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện sex dài tập |
Phân loại | Truyện chưa được phân loại |
Tình trạng | Chưa xác định |
Ngày cập nhật | 29/10/2018 03:38 (GMT+7) |