Vẻ mặt Đàm Long bất đắc dĩ, có chút chần chừ, tuy nhiên đối mặt với sự truy hỏi không ngừng của Phó Tiên Phong nên cũng nói:
– Phó Bí thư Thôi nói là thả nhỏ bắt lớn, chuyện của Chung Nghĩa Bình hãy lui một bước, đổi lại Ban tổ chức cán bộ Tỉnh ủy sẽ thông qua việc đề cử Trịnh Quan Quần.
Thôi Hướng đã sắp xếp Trịnh Quan Quần đảm nhiệm vị trí Phó trưởng ban thường trực ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Phó Tiên Phong cũng không để trong lòng, cho rằng ở Tỉnh ủy có Mã Tiêu là đủ rồi, một phó trưởng ban thường trực, lại là thường vụ, cùng với cấp bậc và quyền lực trưởng ban, thì vẫn thua kém nhiều lắm.
Cũng không thể trách Phó Tiên Phong không để tâm, y từ Bắc Kinh nhảy dù tới tỉnh Yến, vẫn thiếu kinh nghiệm đấu tranh chính trị, đối với nhiều sự việc chỉ nhìn tới mặt ngoài, cũng không biết có đôi khi dù là ý nghĩa tượng trưng cũng sẽ lớn hơn thắng lợi thực tế, cũng là một thắng lợi quan trọng.
Cho nên mới có cục diện bế tắc Diệp Thạch Sinh thì muốn điều Phong Lợi đi, mà Thôi Hướng lại muốn sắp xếp cho Trịnh Quan Quần vào.
Bế tắc, có lẽ vì Mai Thái Bình không thông qua việc đề cử Trịnh Quan Quần, cũng không phải nói là tất cả đều không thông qua, chỉ nói là còn đang trong kiểm tra, chẳng khác một chiến thuật ‘trì hoãn’
Sau đó thì có người ở trung gian mật báo với Thôi Hướng, nói là mấu chốt nằm ở việc sắp xếp nhân sự ở huyện An thành phố Yến, là vì việc đề cử Chung Nghĩa Bình bị Phó Tiên Phong phản đối.
Thôi Hướng cân nhắc lợi hại, cho rằng một ủy viên thường vụ Huyện ủy huyện An và Phó trưởng ban thường trực ban Tuyên giáo tỉnh ủy không thể so sánh với nhau. Mặc dù y cũng biết Phó Tiên Phong coi trọng quyền lợi của mình tại huyện An, lại vì quan hệ của Hạ Tưởng có chết cũng không chịu mở miệng, trong lòng còn có chút coi thường Phó Tiên Phong không hiểu sự phức tạp của đấu tranh chính trị, mà kết quả từ trước đến nay chính là anh lui thì tôi tiến, đạt được một kết quả thỏa hiệp cân bằng thì không sai vào đâu cả, còn muốn đạt được kết quả thắng lợi hoàn toàn? Khả năng đó gần như là không có.
Y cũng không ra mặt khuyên Phó Tiên Phong nhượng bộ. Bởi vì y hiểu rõ tính cách của Phó Tiên Phong, ở cuộc họp hội ý đã nói rất cứng rắn, còn muốn chính miệng Phó Tiên Phong sửa lại, thì hết sức là khó khăn. Phó Tiên Phong dựa vào thế lực gia tộc ở Bắc Kinh làm quan không coi ai ra gì, từ trước đến nay rất kiên cường, lại tự cho mình ở vị trí quá cao, trong lòng luôn mang sự ngạo mạn của một Thái Tử đảng lại có thái độ khinh thường đối với cán bộ ở thành phố Yến, muốn khuyên cũng không thể khuyên được, còn không bằng bảo Đàm Long và Hà Giang Hoa ở hội nghị thường vụ cùng trở mặt, vừa đạt được hiệu quả là nhượng bộ với Hạ Tưởng, lại có tác dụng thức tỉnh Phó Tiên Phong, cũng khiến y tinh tường nhận rõ việc đấu tranh chính trị không phải là tranh đấu khí phách, mà là tranh đấu lợi ích, không thể chấp nhận bởi vì tức giận mà đánh mất một cơ hội tốt.
Vì thế trên hội nghị thường vụ mới có cảnh tượng như vậy.
Nếu để Thôi Hướng biết được, y đã hao tổn bao tâm huyết để điều Trịnh Quan Quần đến ban Tuyên giáo tỉnh ủy, bên ngoài là muốn làm hòa một ván, sắp xếp người của y tới ban Tuyên giáo, thực tế là Hạ Tưởng ở sau lưng sớm đã một tay rút củi dưới đáy nồi, đã âm thầm lôi kéo Trịnh Quan Quần trước. Y cho là người ta vì y may áo, ai ngờ Hạ Tưởng lại thừa cơ hội, nhạy bén mà nắm bắt được thời cơ. Xếp Chung Nghĩa Bình vào hội nghị thường vụ huyện An, sau khi Thôi Hướng biết rõ được chân tướng sự việc, nói không chừng sẽ tức giận đến hộc máu.
Chỉ là y may mắn còn chưa biết chân tướng, chính mình vẫn chìm đắm trong vui sướng.
Ngay sau đó Thôi Hướng và Phó Tiên Phong nói chuyện qua điện thoại, sau đó lại an ủi Phó Tiên Phong, khi buông điện thoại xuống y liền nhận được thông báo nói là Ban tổ chức cán bộ Tỉnh ủy thông qua đề cử Trịnh Quan Quần.
Một ủy viên thường vụ Huyện ủy đổi được một Phó trưởng ban thường trực ban Tuyên giáo tỉnh ủy, đúng là buôn bán có lời, Thôi Hướng thấy có chút vui mừng, mặc dù bị Diệp Thạch Sinh điều Phong Lợi đi khiến trên mặt y không còn chút ánh sáng, nhưng y đã lập tức xếp được người nhà lên trên đỉnh, cũng coi như là không phân thắng bại.
Chỉ có Phong Lợi là bị hy sinh thôi.
Sau khi Phong Lợi biết rằng mình trở thành vật hi sinh, tìm Thôi Hướng khóc lóc một trận, hy vọng Thôi Hướng có thể kéo y lên. Ngay từ đầu thì Thôi Hướng cũng cảm thấy có chút không phải với y, nhưng sau khi thấy bộ dạng rất uất ức của y, trong lòng ngược lại thấy hơi chán ghét y. Lại nghĩ Phong Lợi dù sao cũng đã vì mình dốc hết sức lực, lại an ủi vài câu, nói là dù sao đến Cục cán bộ kỳ cựu cũng tốt, kết giao tốt với cán bộ kỳ cựu ở địa phương, nói không chừng còn có thu hoạch lớn, làm ở đó vài năm không chừng còn có thể thăng chức nữa.
Tự nhiên Phong Lợi không tin lời nói nghĩ một đằng nói một nẻo của Thôi Hướng, trong lòng y hiểu rõ, chỉ cần y rời khỏi ban Tuyên giáo tỉnh ủy, ngay lập tức sẽ bị Thôi Hướng quên đi. Nhưng thấy Thôi Hướng không xua đuổi y, cũng không để bụng, biết rằng không còn cách nào cả, trong lòng trước hận Thôi Hướng đã qua cầu rút ván, lại càng hận Hạ Tưởng đã đâm bị thóc chọc bị gạo.
Phong Lợi kiên định cho rằng y bị Diệp Thạch Sinh điều đi, nguyên do là vì Hạ Tưởng. Bởi vì lần trước y đã khiển trách Hạ Tưởng, trái lại còn bị Hạ Tưởng phản bác đến á khẩu không trả lời được, sau khi trở về y liền thêm mắm thêm muối nói xấu Hạ Tưởng, nào là không tôn trọng lãnh đạo, nào là dùng lời lẽ xấu xa, nào là có thái độ ác liệt, vân vân. Phong Lợi đã cố gắng hết sức mà tuyên truyền khắp nơi, rằng Hạ Tưởng ở trong ban Tuyên giáo tỉnh ủy trở thành người không coi lãnh đạo ra gì, hình tượng rất gian xảo quỷ quyệt, mà cuộc nói chuyện của y và Hạ Tưởng, thì bị y nói thành cuộc công kích và chửi rủa của Hạ Tưởng đối với y.
Cũng là bởi vì sự tuyên truyền và phóng đại của Phong Lợi, mới tạo thành hình ảnh Hạ Tưởng xấu xa.
Phong Lợi cũng biết gần đây Hạ Tưởng và Diệp Thạch Sinh rất hay qua lại với nhau, chắc chắn là Hạ Tưởng ở trước mặt Diệp Thạch Sinh đã nói xấu y, mới khiến y bị Bí thư Diệp đuổi.
Nhưng đúng là nhờ công lao của Phong Lợi, sau đó Hạ Tưởng bị mang tiếng xấu, đột nhiên xuất hiện chuyện Phong Lợi bị điều đến cục Cán bộ kỳ cựu, vì thế mọi người ở ban Tuyên giáo tỉnh ủy khi nghe thấy tên Hạ Tưởng đều biến sắc. Hạ Tưởng cũng thật quá độc, Phong Lợi người ta chỉ là sau lưng nói xấu vài câu, không ngờ lại đày Phong Lợi tới cục Cán bộ kỳ cựu? Có đến mức trừng mắt là phải đáp lại như vậy không chứ?!
Tuy nhiên nghĩ lại thì, có thể một cước đá văng một Phó trưởng ban thường trực ban Tuyên giáo tỉnh ủy ra ngoài, Hạ Tưởng có được sự ảnh hưởng mạnh mẽ thế nào, cũng hù dọa được một số người. Tuy nhiên mọi chuyện trong quan trường, tất cả mọi người thà tin rằng có còn hơn tin là không, kết quả truyền tới truyền lui, tóm tắt lại: Hạ Tưởng làm chuyện xấu sau lưng, bởi vì sau lần cãi nhau đó, mà điều Phong Lợi đi.
May mắn là tin đồn chỉ lan truyền trong ban Tuyên giáo tỉnh ủy, nếu mà lan truyền khắp Trụ sở Tỉnh ủy, Hạ Tưởng đúng là khóc không ra nước mắt, không biết nên nói cái gì cho phải.
Bởi vì chuyện Phong Lợi bị điều đi mà Trịnh Quan Quần được điều đến, hắn ở sau lưng đã tốn nhiều công sức, đã thành công lót đường cho Chung Nghĩa Bình, lại khiến Thôi Hướng ngậm bồ hòn làm ngọt, xem như âm thầm hòa nhau một ván, có thể nói, đây là một trận thắng hết sức đẹp.
Chỉ có điều cái đẹp không được biểu hiện bên ngoài, chỉ có thể là âm thầm được lợi ích thực tế, hơi tiếc nuối vì đã áo gấm đi đêm, cũng may Hạ Tưởng là đồng chí tốt không thích không việc gì lại đi lén lút vui mừng, nên đã đem sự đắc ý giấu dưới đáy lòng.
Hai ngày sau tỉnh mời dự họp hội nghị thường vụ thảo luận vấn đề nhân sự, đồng chí Phong Lợi chính thức được bổ nhiệm chức vụ cục trưởng cục Cán bộ kỳ cựu Tỉnh ủy, Trưởng ban thư ký Ủy ban nhân dân thành phố Trịnh Quan Quần tiếp nhận chức vụ Phó trưởng ban thường trực ban Tuyên giáo tỉnh ủy. Nghe nói ở trên hội nghị thường vụ về cơ bản không có ý kiến dị nghị gì, chỉ có Mã Tiêu đối với việc Phong Lợi bị điều tới cục Cán bộ kỳ cựu không thấy vui, cũng hàm súc bày tỏ sự phản đối, nhưng một bàn tay thì không vỗ nên tiếng, đành phải thôi.
Thời tiết đã vào giữa hè, giới truyền thông của Bắc Kinh và tỉnh Yến cũng đang bước vào giai đoạn tranh luận cao trào nhất, khởi đầu là Bắc Kinh do Cốc Nho dẫn đầu nhân vật bên học viện, bắt đầu liệt kê một số ví dụ thực tế, trước tiên bắt đầu từ thành công trong việc thay đổi cơ chế ở tỉnh Lĩnh Nam, cuối cùng thì tới giai đoạn hoàn thành hiện nay của tỉnh Yến.
Nhưng Trình Hi Học đã dẫn đầu những người chống lại, đưa ra những cái thất bại của tỉnh Lĩnh Nam, cùng với việc trong quá trình thay đổi cơ chế, tài sản thuộc sở hữu nhà nước bị thất thoát vô cùng nghiêm trọng, thậm chí còn nói tỉ lệ của nền kinh tế thuộc sở hữu nhà nước ở tỉnh Lĩnh Nam càng ngày càng thấp, kinh tế tư nhân đang nổi dậy trên diện rộng, đưa ra vấn đề rất quan trọng là xã hội vẫn còn tính tư bản.
Hải Đức Trường sau khi xem bài viết hết sức giận dữ, chỉ lệnh cho ban Tuyên giáo tỉnh ủy tỉnh Lĩnh Nam tổ chức lực lượng, dùng ngòi bút làm vũ khí đối chọi với Trình Hi Học, theo đó tỉnh Lĩnh Nam gia nhập cuộc tranh luận, lại có mấy tỉnh phía nam nghe tin cũng lập tức hành động, cũng tham gia hàng ngũ tranh luận, đều không ngoại lệ chính là các tỉnh vùng duyên hải phía nam, tất cả đều là người ủng hộ việc điều chỉnh cơ cấu sản nghiệp.
Bởi vì tỉnh Lĩnh Nam tham gia, nên trong tranh luận ở Bắc Kinh, người ủng hộ dần dần chiếm thế thượng phong.
Nhưng mà tỉnh Yến vẫn còn đang trong thế cục giằng co.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Quan Trường – Quyển 5 |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện nonSEX |
Phân loại | Truyện chưa được phân loại |
Tình trạng | Chưa xác định |
Ngày cập nhật | 29/09/2017 12:39 (GMT+7) |