Giữa thuyền rồng được dựng lên một tòa lầu các quý phái trang nhã, trên lầu lúc này có ba bóng người đang đứng tại đó, dõi mắt nhìn ngắm cảnh vật non nước.
– Cảnh nhi, chuyện bên doanh trại đã sắp xếp ổn thỏa hết rồi chứ? Lão nhân tiên phong đạo cốt khẽ hỏi, trong ba người thì lão nhân này là người có ngoại hình khá lão làng, thoạt nhìn có vẻ là người lớn tuổi nhất ở đây.
– Mọi thứ đã được an bài ổn thỏa thưa Trần thúc, các binh sĩ đang diễn luyện, chuẩn bị cho trận đánh sắp tới! Lần này là một trung niên lên tiếng, ngữ điệu cung kính nói với lão nhân.
Chỉ thấy lão nhân được gọi là “Trần thúc” từ tốn gật nhẹ đầu, sau một hồi trầm ngâm mới quay sang nói với người còn lại, người này vốn trẻ tuổi nhất trong cả ba, cũng là một trung niên nam tử.
– Hoảng nhi, việc ta giao cho con thế nào rồi? Lão nhân dùng ánh mắt hài hòa nhìn vị trung niên nhân này, lời nói cực kỳ thong thả.
– Thưa gia gia, lớp nhân tài trẻ tuổi đều đã được sắp xếp ở An Dương doanh trại, đoán chừng không bao lâu nữa bọn trẻ liền có thể tụ họp với nhau! Trung niên nhân càng khẩn khoản cung kính nói.
Giữa lúc cả ba đang nghị sự thì bỗng có một binh sĩ chạy vào tâu:
– Khởi bẩm Thái Thượng Hoàng, bệ hạ, thái sư. Chúng thần phát hiện có một chiếc thuyền chở than củi từ thượng du tiến về phía này, hiện đang bị các binh sĩ chặn lại ở bên ngoài!
Tên binh sĩ mặc khôi giáp sâm nghiêm, quỳ một gối chắp tay bẩm báo, tiếp đó cúi mặt chờ đợi chỉ thị từ ba vị lãnh đạo tối cao.
– Hội nghị vẫn chưa có bắt đầu nên không cần khẩn trương làm gì! Hơn nữa nơi đây còn là lối đi duy nhất, nếu các ngươi chặn ngang thì dân biết đi đường nào? Truyền lệnh của ta xuống, không được gây khó dễ, để cho than thuyền đi qua!
– Vâng! Tiểu nhân thỉnh lệnh!
Vị trung niên nhân trẻ tuổi nhất bỗng cười rồi khoát tay, lệnh cho binh sĩ không được cản đường người dân, binh sĩ thấy vậy liền nghe theo rồi thoáng cái rời đi.
Nhờ có người binh sĩ kia mà thân phận của ba vị lãnh đạo mới bị phô bày. Từ cách xưng hô giữa họ có thể xác định, lão nhân tiên phong đạo cốt kia chính là một nhân vật danh chấn Đại Việt – thái sư Trần Thủ Độ, còn người được gọi là “Cảnh nhi” thân phận cao quý đích thị là Thái Thượng Hoàng Trần Thái Tông – Trần Cảnh, và người cuối cùng còn ai khác ngoài đương kim hoàng đế Trần Thánh Tông – Trần Hoảng.
Không ngờ lần này ở bến Bình Than lại xuất hiện một lúc cả ba vị đại nhân vật nắm giữ quyền hành tối cao trong bộ máy triều đình nhà Trần lúc bấy giờ.
Cuộc nghị sự giữa ba người thoáng cái bị ngắt ngang, lúc này chiếc thuyền chở than kia cũng vừa hay lướt qua, một nhân ảnh cao lớn có vẻ quen thuộc chợt hiện ra trước mắt vua, tạo một sự bất ngờ lạ thường.
– Gia gia, phụ hoàng, người kia dáng dấp tựa hồ có chút quen thuộc nha?
Vua Trần Thánh Tông kinh ngạc chỉ tay về một hướng, địa phương chính là mũi thuyền chở than nọ, lúc này nơi đó là một ông lái thuyền đầu đội nón lá, thân mặc áo gai ngắn đang cầm mái chèo điều khiển con thuyền.
– Kia là? Nhân Huệ Vương! Đúng là y rồi! Thái Thượng Hoàng lập tức nhìn theo rồi vui mừng hô lớn.
Bỗng có tiếng quát đầy khí khái hào hùng vang lên:
– Người đâu! Mau đuổi theo than thuyền phía trước, hãy dùng danh nghĩa của hoàng thượng, bằng mọi giá phải mời cho được ông lái ấy đến đây!
Phải nói người minh mẫn nhất lúc này không ai khác ngoài thái sư Trần Thủ Độ, lão nhân kêu gọi binh sĩ, ngay tức thì phái ra hai người đuổi theo than thuyền của vị Nhân Huệ Vương kia.
Đương độ nước triều rút dần, gió lớn thổi mạnh, một chiếc xuồng nhỏ do hai vị binh sĩ cấp tốc chèo lái, mãi tới cửa sông Đại Than mới có thể bắt kịp than thuyền.
– Ông lái ơi, có lệnh vua triệu kiến! Hai binh sĩ tức tốc kêu gọi.
Vì đã có lệnh căn dặn từ trước nên khi đối diện, họ không dám có chút bất kính nào với ông lái thuyền.
Người lái thuyền lúc này dừng lại động tác, không xoay người lại mà chỉ hời hợt nói một câu:
– Lão chỉ là người buôn bán, có việc gì mà phải triệu? Lời lẽ cứng nhắc, dường như còn ẩn giấu chút sự ngượng ngùng mà một đấng nam nhi không nên có.
Câu nói tức thì khiến cho hai vị binh sĩ không biết phải làm sao, giữa lúc cả hai đang tiến thoái lưỡng nan thì ở bên trong mái che của than thuyền bỗng có tiếng người cất lên, là một giọng nam nghiêm túc.
– Xin tướng quân hãy chú trọng đại cuộc! Giữa lúc cảnh nước đang còn căng thẳng, nếu vua triệu ngài thì ắt hẳn có việc quan trọng, mong tướng quân chấp nhận thỉnh cầu của tại hạ mà đến gặp vua! Tiếng nói của người bên trong khoang thuyền nghe có vẻ khẩn thiết, sau vài giây liền khiến người đàn ông thay đổi thái độ.
Thả mũi neo xuống dòng nước, đồng thời Dư tướng quân nhanh nhẹn nhảy sang chiếc xuồng của hai binh sĩ, miệng vẫn nói vọng vào:
– Thôi được rồi! Ta đến gặp hoàng thượng một chuyến, hai vị cứ ở đây chờ đợi, ta rất nhanh sẽ quay lại! Dư tướng quân dứt khoát nói, sau đó quay sang hai binh sĩ, ngay lập tức đổi giọng: E hèm! Đi thôi!
… Bạn đang đọc truyện Xuyên không về Đại Việt tại nguồn: http://truyensexhay.org/xuyen-khong-ve-dai-viet/
“Lão chỉ là người buôn bán, có việc gì mà phải triệu?”
Một binh sĩ đem tường tận nguyên văn lời nói của Dư tướng quân thuật lại cho Thái Thượng Hoàng, hoàng thượng và thái sư nghe, tức thì khiến cho cả ba vị bật cười thích thú.
– Đúng là Nhân Huệ đấy! Ta biết người thường tất không dám nói như thế! Vua cười nói rồi phất tay cho binh sĩ lui ra.
– Cái tên này, bao nhiêu năm rồi vẫn vậy, lắm tài cũng thật lắm tật đây mà! Thái sư Trần Thủ Độ chỉ biết lắc đầu vuốt râu, tiếu ý trong lời nói như lộ mà không lộ, kế bên cạnh ông ta là Thái Thượng Hoàng đang le lưỡi thán phục.
Sau một hồi, Trần Khánh Dư rốt cuộc cũng được đưa đến diện kiến ba người.
Thân là người có lỗi, lại đang đứng trước ba “cây đại thụ” che trời, Dư tướng quân hiện tại chỉ biết cúi đầu chắp tay chờ lệnh.
– Haizz! Một thân nam nhi khí phách ngang tàng ấy mà lại ra nông nỗi này! Thật đáng tiếc! Đáng tiếc!
Thái sư Trần Thủ Độ tặc lưỡi vài tiếng, sâu bên trong đôi mắt già ẩn giấu đầy vẻ tiếc hận và thương cảm. Trần Khánh Dư dù gì đi nữa thì cũng là “nghĩa nam thiên tử”, là một thành viên của hoàng gia, không ngờ sau ngần ấy năm gặp lại liền trở thành một thường dân như thế kia. Đúng là thời thế lúc lên voi, khi xuống chó là chuyện thường tình không thể tránh khỏi.
– Thái sư, ngài đây là đang thương hại tiểu dân hay sao? Nếu Thái Thượng Hoàng, hoàng thượng và cả thái sư trong lúc nhất thời gọi tại hạ đến chỉ vì lòng thương hại thì xin thứ lỗi cho Dư mỗ kháng chỉ!
Trần Khánh Dư không tài nào kìm lòng được, đối mặt với ba vị cố nhân chỉ có thể mạnh mẽ cưỡng ép nội tâm không được xúc động, cả thân hình run rẩy thoáng cái liền quay bước muốn rời đi.
– Dư ái khanh xin hãy dừng bước! Trong lúc này mà gặp được ngươi là trẫm vui lắm, lòng vua nào có ý gì gì khác!
Hoàng thượng lập tức hạ giọng mời Trần Khánh Dư trở lại, dùng lời lẽ dễ nghe dỗ ngọt vị tướng quân lắm tài nhiều tật nọ. Biết từ xưa đến nay, Dư tướng quân “ưa mềm”, “ghét cứng”, nhân lúc tâm trạng đang vui vẻ, Trần Thánh Tông bệ hạ liền sâu sắc nói:
– Dư ái khanh, khanh trước đây dù gì cũng từng là trụ cột của nước nhà, chẳng hay giữa lúc cảnh nước nguy nan, nếu ta lại một lần nữa ban cho khanh binh quyền, khanh thấy sao?
Câu nói của hoàng thượng thoáng cái khiến cho mọi người xung quanh phải chiêm nghiệm mà minh ngộ. Thái Thượng Hoàng cùng thái sư vẫn một mực giữ im lặng, tinh tế theo dõi diễn biến giữa một vua, một tướng kia.
Phía bên này Trần Khánh Dư nghe xong những lời ấy thì khuôn mặt có vẻ hơi ngạc nhiên nhưng lập tức đã rơi vào trạng thái trầm ngâm. Ước chừng khoảng năm phút sau, Dư tướng quân bỗng nghiêm trọng chỉnh sửa lại y phục, dùng một nghi thức hào hùng không kém phần long trọng của con nhà tướng, y quỳ một gối tại trước mặt ba vị lãnh đạo, ngẩng cao đầu nói lớn.
– Mạt tướng Trần Khánh Dư hôm nay nhận được long ân, cảm tạ hoàng thượng miễn tội năm xưa! Lòng này nguyện khắc cốt ghi tâm, thề một lòng một dạ cùng sống chết vì non nước Đại Việt!
Lời nói của Dư tướng quân khí phách ngang trời, đanh thép và cuồn cuộn một lòng trung thành yêu nước, điều này làm cho Thái Thượng Hoàng, hoàng thượng và thái sư vui vẻ đến cực điểm.
Trần Thánh Tông bệ hạ tức tốc đi đến đỡ Trần Khánh Dư đứng dậy, liên tục tán dương đồng thời ngài cũng quát một tiếng lớn:
– Người đâu? Mau mang mũ Trụ, giáp Trụ lên để ta đích thân trao cho Dư ái khanh!
Và chỉ sau thời gian uống cạn một chén trà, Trần Khánh Dư lúc này từ trong lầu các bước ra đi đến trước mặt ba vị lãnh đạo nắm giữ quyền hành tối cao.
Mãnh tướng khí thế như rồng về biển lớn, trên đầu đội mũ Đâu Mâu móng rồng màu vàng rực, đệm nón kéo dài tới tận vai, do vô số miếng đồng to bằng hai ngón tay ghép lại với nhau, ánh lên màu kim loại đồng nguyên chất. Từ phần cổ trở xuống được giáp trụ bao bọc kín mít không chút kẽ hở, đây là loại giáp phục được kết hợp từ Minh Quang giáp và Ngư Lân giáp, trên ngực là tấm kim loại dày cộp, dưới hông trở xuống là chi chít vảy thép, nhằm giúp tăng thêm khả năng bảo vệ thân thể cho các tướng sĩ khi mặc nó trên người.
Lại thêm một thanh bội đao to lớn giắt ngang hông, Trần Khánh Dư trầm ổn bước đến trước mặt Thái Thượng Hoàng, hoàng thượng và thái sư, dáng vẻ ông ta phảng phất như đã trở lại thời kỳ đỉnh cao năm xưa.
– Haha! Quả nhiên đúng là hổ tướng của triều đình! Khánh Dư à, cái chức Phiêu Kỵ đại tướng quân không thể nào một lần nữa tái hiện lại được! Nay trẫm phong cho khanh làm Phó Đô tướng quân, được phép vào thuyền để nghị sự với các bô lão, khanh có ý kiến gì không?
Vua Trần Thánh Tông nho nhã nhìn Trần Khánh Dư rồi cười nói, có vẻ hoàng thượng rất vừa ý nên trong mắt ngài thần thái đều hiện lên bốn chữ “mến mộ nhân tài”!
– Khánh Dư tạ ơn hoàng thượng ban ân! Tạ ơn Thái Thượng Hoàng, thái sư!
Trần Khánh Dư trong lòng vừa mừng vừa sợ, lập tức khấu đầu cảm tạ liên tục. Biết bản thân không thể nào trở về sớm như đã hứa, vậy nên Dư tướng quân liền sai lính đến trước thuyền thông báo một tiếng cho Long lẫn Dư Thiếu Nhi, sau đó ông ta mới cùng hoàng thượng vào họp mặt.
… Bạn đang đọc truyện Xuyên không về Đại Việt tại nguồn: http://truyensexhay.org/xuyen-khong-ve-dai-viet/
Tại một mô đất ngay bên cạnh bến Bình Than lúc này bỗng truyền đến tiếng gào thét dữ dội của ai đó.
– Các ngươi mau thả ta ra! Thả ta ra! Hôm nay ta nhất định phải bệ kiến hoàng thượng!
Cheng! Keng!
Một người thanh niên khôi ngô trong bộ trang phục tráng sĩ, thoạt nhìn chừng mười bảy, mười tám tuổi gì đó đang đùng đùng nộ khí vừa khóc vừa cầm đao múa loạn lên, một mạch xông về phía thuyền rồng khiến cho các binh sĩ không kịp trở tay.
– Các ngươi không được cản ta! Ta muốn gặp hoàng thượng, muốn được ra trận đánh đuổi giặc loạn!
Thanh niên kia gào lên, mang theo một bộ dạng uất ức không phục xông đến thuyền rồng nhưng lúc này đã bị Cấm Vệ quân chặn lại ở bên ngoài thuyền.
Cũng vừa hay lúc này hội nghị tạm nghỉ giải lao trong ít phút, vua Trần Thánh Tông nghe thấy tiếng ồn ào phía ngoài vậy là liền vén màn bước ra xem xét, vô tình trông thấy người thanh niên đang khản giọng gào khóc nọ. Thấy vậy, vua liền tiến lại hỏi thăm.
– Toản nhi, ngươi vì sao lại ở đây? Có biết làm vậy là sai không? Là trái với phép nước đấy!
Mắt rồng nhíu lại đầy uy nghiêm, vua nhấn mạnh câu từ, nghe có vẻ vừa thương vừa giận.
– Để giặc mượn đường là mất nước! Xin bệ hạ cho đánh! Thiếu niên kiên quyết nói, ngay sau đó lập tức gác loan đao lên cổ chấp nhận chịu tội.
Vua nhìn thấy toàn bộ cảnh này vào mắt, trong lòng thầm cười vang một trận hài lòng, ngài không hề trách cứ gì người trẻ tuổi, trái lại còn hết mực tán dương.
– Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội! Nhưng thấy ngươi tuy còn trẻ lại có lòng yêu nước đến vậy, ta có lời khen, tội này liền miễn! Người đâu? Đem cam ra đây!
Vua ôn tồn dạy bảo, sau đó tươi cười ban cho người thanh niên một quả cam sành rồi sai lính dẫn Trần Quốc Toản ra ngoài.
Quốc Toản mặc dù trong lòng không phục nhưng chỉ có thể vâng dạ tuân theo, đành hậm hực rời đi.
… Bạn đang đọc truyện Xuyên không về Đại Việt tại nguồn: http://truyensexhay.org/xuyen-khong-ve-dai-viet/
Trở về chỗ cũ, nhìn quả cam trong tay, trong lòng lại càng nóng như lửa đốt, Trần Quốc Toản trong lúc vô tình đã bóp nát cam quý vua ban.
– Ta một lòng hướng về nước nhà, ấy vậy mà hoàng thượng chỉ xem ta như trẻ con! Thật không công bằng chút nào!
Quốc Toản nói đến đây, trong đầu bất giác xuất hiện một vài hình ảnh làm cho y liên tưởng đến những người ở An Dương doanh trại, nơi đó có một lớp người trẻ tuổi đang diễn tập luyện binh, thao lược tướng sĩ chuẩn bị cho trận đánh sắp tới.
Đang tức tối vì mong muốn không được như ý thì bất ngờ ở sau lưng truyền đến một giọng xa lạ khiến cho người thanh niên giật mình.
– Vị huynh đài đây hình như tâm trạng không được tốt cho lắm? Chẳng lẽ lòng mang nhiều tâm sự?
Tiếng nói rành mạch cất lên, một đôi nam nữ trẻ tuổi bất ngờ xuất hiện sau lưng Quốc Toản, hai người này vẻ ngoài cũng sơ bộ ngang ngửa cùng một lứa so với y.
Quốc Toản tuy bất ngờ nhưng cũng nhanh chóng đánh giá đối phương một lượt, giọng dò hỏi:
– Các ngươi là ai? Vì sao lại theo dõi ta? Y có vẻ cảnh giác, lời nói nghiêm túc hướng về đôi nam nữ lạ mặt kia.
– Ấy! Huynh đài chớ vội! Xin tự giới thiệu ta là Vũ Phi Long! Còn đây là Dư Thiếu Nhi, nàng là bằng hữu của ta.
Thấy Quốc Toản có vẻ đề phòng quá lố, Long liền nhanh miệng giới thiệu thân phận để tránh việc khiến đối phương nghi ngờ mà dẫn đến hiểu lầm.
Lời nói vừa cất lên tức thì Quốc Toản kinh ngạc quay đầu lại, một phen xem xét Long thật kỹ. Sau đấy liền thở hắt ra, y chắp tay vui vẻ nói:
– Thì ra là Long công tử và Thiếu Nhi cô nương! Danh tiếng của hai vị tại hạ đã sớm nghe qua, nay được gặp mặt ắt lấy làm vinh hạnh vô cùng!
Trần Quốc Toản niềm nở tỏ ra vẻ thân mật dễ gần, hình như gặp được Long khiến y trở nên cao hứng lắm.
– Quốc Toản huynh quá khen! Ý? Trong tay của huynh là?
Long cùng Thiếu Nhi vội đáp lễ, đột nhiên hắn nhìn qua nơi nắm tay của Trần Quốc Toản rồi giật mình thốt lên, lúc này Quốc Toản mới nhìn lại vật trong tay rồi bỗng lắc đầu cười khổ không thôi.
– Ây! Ta thật sự là vô ý quá, đây chính là cam quý vua ban cho, không ngờ bản thân ta trong lúc nóng giận đã vô tình bóp nát! Thật sự hổ thẹn!
Quốc Toản tiếc hận nói, sau vài giây đắn đo, y lại nói tiếp:
– Thôi sự cũng đã đành! Nhân lúc có hai vị ở đây, chúng ta cùng nếm thử xem quả cam này có ngọt nước hay không? Nhị vị thấy thế nào?
Vừa tách bỏ phần vỏ ra, Quốc Toản vui vẻ ngỏ ý mời, tựa hồ y rất muốn kết giao với hai người trước mắt này.
– Sảng khoái! Vậy ta cùng Thiếu Nhi cô nương xin cảm ơn ý tốt của Quốc Toản huynh! Long vui vẻ nhận lời ngay, trong khi Dư Thiếu Nhi đang bẽn lẽn lườm hắn bằng một ánh mắt sắc lẹm.
– Haha! Long huynh thật là hào sảng! Trần Quốc Toản vốn là một thanh niên tràn đầy nhiệt huyết lại còn rất thích kết giao bằng hữu, gặp được người hợp ý khiến y trong lòng nhộn nhạo không thôi.
Trái cam chín mềm thoáng cái được chia làm ba phần, mỗi phần như vậy đều ắp ba múi mọng nước, đúng là một sự trùng hợp hoàn hảo.
Long nhận lấy phần cam từ tay Quốc Toản, tách ngay một múi bỏ vào trong miệng rồi nhắm mắt tận hưởng mỹ vị.
– Ặc!
Nhưng chỉ trong một cái chớp mắt, khuôn mặt của hắn chợt tái xanh kèm theo tiếng khạc ù ù, sặc sụa như người bị bệnh lao. Cái cảm giác vừa rồi không khác gì bỏ một trái chanh tươi vào miệng vậy, vừa chua lại vừa đắng buộc Long phi lễ một phen. Lúc này bên cạnh lại truyền đến tiếng cười khúc khích của thiếu nữ.
– Khách! Khách! Ta chưa từng thấy ai ngốc như ngươi vậy, thế mà cũng gọi là tận hưởng mỹ vị à?
Dư Thiếu Nhi che miệng cười duyên, không quên buông một câu trêu tức Long. Trần Quốc Toản đứng bên cạnh nàng thấy vậy cũng đồng tình cười theo, y hiện đang nhìn Long bằng ánh mắt ngượng nghịu hơi có lỗi.
Lúc này Long mới chợt nhận ra, mặt hắn lập tức ngây dại như thằng đần.
Chỉ thấy Dư Thiếu Nhi cùng Trần Quốc Toản điềm đạm tách từng múi cam ra, sau đấy đưa lên miệng cắn rách một đầu, chậm rãi mút phần nước ở bên trong, coi bộ ăn ngon lành vô cùng. Điều này làm Long quê một cục, không biết kiếm lỗ đâu mà chui xuống cho đỡ mất mặt.
– À ơi! Cam sành trái nhỏ mà chua. Thấy Nhi còn trẻ, Long cua để dành!
Nhưng rất nhanh Long đã lấy lại phong độ vốn có, liếc mắt nhìn sang Dư Thiếu Nhi đang chúm chím ăn cam rồi xướng lên vài câu thâm thúy, khiến cho thiếu nữ mắc cỡ không thôi, nàng dĩ nhiên là hiểu được nghĩa của câu thơ, lập tức hung hăng trừng mắt với hắn, liền giơ hai nắm đấm bé xíu lên thị uy.
– Long huynh quả nhiên là danh bất hư truyền, lời đồn đúng là sự thật. Khâm phục! Khâm phục!
Quốc Toản nghe xong hai câu thơ chứa đựng tiếu ý vui tai của Long thì tinh thần nhất thời trở nên thoải mái, thích thú cười vang, y đối với Long càng bày tỏ thêm lòng ngưỡng mộ muốn kết giao. Lại nhìn thấy vẻ đẹp của Thiếu Nhi nữ tử trong lúc rối bời ngượng ngùng mà càng trở nên xinh đẹp lộng lẫy, Quốc Toản cũng làm thơ xướng theo.
– Thích ai nói đại một lời…
Còn hơn khép kín cả đời nhớ thương!
Lời thơ mộc mạc mà đầy vẻ chân thành như đang tán đồng cho cả Long và Dư Thiếu Nhi, Trần Quốc Toản đúng là một vị huynh đệ đáng để cho Long kết giao.
– Haha! Quốc Toản huynh làm thơ rất hay, chỉ với hai câu liền nói lên được bao nhiêu tâm sự cất giấu tận đáy lòng của tại hạ đây! Quốc Toản huynh, đa tạ!
Long đương nhiên là rất vui, hắn liền đi đến bên cạnh Quốc Toản rồi khoác vai y thân mật như huynh đệ hảo hữu đã quen biết từ lâu, tự nhiên cười nói như đúng rồi.
Nhìn hai gã thanh niên một người xướng, một người họa, Dư Thiếu Nhi trong lòng vừa thẹn vừa giận, tức tối giậm chân mắng một câu:
– Các ngươi… các ngươi vậy mà mặt dày đi ức hiếp một nữ tử yếu đuối như ta! Huhu! Hức!
Mắng xong, nỗi bức xúc trong lòng cũng theo đó mà vỡ vụn, thiếu nữ nhất thời nước mắt tràn bờ mi, ấm ức khóc rống lên rồi xoay người chạy đi thật nhanh.
– Ấy! Chờ chúng ta theo với! Hahaha!
Sau lưng nàng, Long cùng Quốc Toản lập tức đuổi theo, còn không ngừng cười vang khoái chí chọc ghẹo thiếu nữ.
Cả ba sau đó một mạch tiến thẳng về vùng bình địa Bắc Đẩu Quan nằm ở ngoại thành Thăng Long, bên cạnh con sông Nhị Hà. Nơi đó chính là doanh trại luyện quân của quân đội nhà Trần.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Xuyên không về Đại Việt |
Tác giả | Sài Lang |
Thể loại | Truyện sex dài tập |
Phân loại | Truyện xuyên không |
Tình trạng | Truyện đã hoàn thành |
Ngày cập nhật | 15/12/2021 18:38 (GMT+7) |